Được ví như một “đôi giày”, lốp xe ô tô là bộ phận rất quan trọng, có nhiệm vụ chính trong nâng đỡ toàn bộ thân xe và thực hiện các chuyển động di chuyển của xe. Chính vì thế lốp xe rất dễ bị tổn thương khi vừa phải liên tục chống đỡ trọng lượng xe vừa chịu tác động từ mặt đường. Để kéo dài tuổi thọ của lốp xe Honda Ô tô Long An xin gửi đến Quý khách một số mẹo lái xe để bảo vệ tốt nhất cho lốp xe và sự an toàn của quý khách.
Các bước bảo dưỡng lốp xe đúng cách
Thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp
Các vấn đề như: độ mòn, rạn nứt, phồng, các vết cắt chém, chiều sâu các rãnh trên bề mặt lốp… Việc làm này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các hỏng hóc của lốp xe và thay thế kịp thời, tránh xảy ra những sự cố, tai nạn không đáng có.
Theo khuyến cáo của các hãng lốp, khi gai lốp còn 1.6 – 3mm bạn nên thay lốp mới để đảm bảo an toàn cho mình và tuổi thọ của lốp xe ô tô.
Kiểm tra áp suất lốp
Áp suất lốp nói đơn giản chính là độ căng – non của lốp xe. Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên sẽ là thao tác cơ bản mà chủ xe nên thực hiện để đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình.
Nếu áp suất lốp giảm (non hơi) sẽ khiến cho diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường thấp nhất và xe sẽ chạy băng 2 vai lốp. Do vậy, lốp sẽ bị mài mòn nhanh hơn, giảm độ bám của bánh xe với mặt đường, quãng đường phanh dài hơn, mất an toàn, thậm chí nổ lốp gây nguy hiểm cho chủ xe khi sử dụng.
Nếu áp suất lốp quá lớn (căng hơi) sẽ làm diện tích tiếp xúc của mặt lốp với mặt đường thấp nhất. Phần giữa của mặt lốp sẽ bị mài mòn nhanh hơn, dễ bị nổ và quãng đường phanh dài hơn, mất an toàn.
Áp suất lốp lý tưởng của xe ô tô khi tham gia giao thông là khoảng 2.1 Bar tức là khoảng 30-50 psi (2.2 – 2.4 kg/cm2). Áp suất này có thể được kiểm tra thông qua các thiết bị bơm có máy đo kèm theo hiện nay.
Cân bằng động
Cân bằng động là việc điều chỉnh để giữ độ cân bằng cho bánh xe, đảm bảo khi bánh xe quay, không tạo ra rung lắc truyền động đến vô lăng, ảnh hưởng đến cảm giác lái. Độ rung lắc lớn chứng tỏ trọng tâm của lốp xe đang bị lệch nhiều.
Khi phát hiện có độ rung lắc lớn chủ xe cần đưa xe tới các xưởng dịch vụ uy tín, để thực hiện cân bằng động bổ sung một lượng chì nhất định cho bánh xe và điều chỉnh lại trọng tâm của lốp về đúng vị trí cân bằng.
Đảo lốp
Do những yếu tố như điều kiện mặt đường, tải trọng, quá trình vận hành xe … mà các lốp xe sẽ có độ mòn không giống nhau. Điều này có thể dẫn đến lốp mòn không đều, giảm tuổi thọ lốp. Nếu để lâu không đảo lốp định kỳ sẽ khiến lốp hỏng nhanh.
Thay vì phải thay lốp bạn hãy đảo vị trí của các bánh xe với nhau để làm đồng đều độ mòn của lốp xe. Thời gian khuyến cáo nên đảo lốp là sau khoảng 8.000 – 10.000km hoặc 6 tháng/lần.
Kiểm tra góc đặt bánh xe
Trong quá trình vận hành, các lốp xe bị mòn có thể làm lệch góc đặt bánh xe so với tiêu chuẩn ban đầu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng khó chịu khi cầm lái cho các bác tài như: xe bị kéo, lạng sang một bên, tay lái không quay trở lại khi rẽ xong, tay lái tạo một góc nhỏ (không thẳng) so với vị trí bình thường khi đi thẳng. Do vậy, bánh xe cần được điều chỉnh (cân chỉnh thước lái) để đảm bảo góc đặt bánh luôn đúng tiêu chuẩn. Dưới đây là những tiêu chí cần thiết trong việc kiểm tra góc đặt bánh xe:
Độ chụm bánh xe – Toe: Tiêu chí này được tính bằng hiệu số khoảng cách giữa hai má lốp phía sau và hai má lốp phía trước. Có 3 mức độ để đánh giá độ chụm của bánh xe là:
Độ chụm dương: Khi khoảng cách giữa hai má lốp phía trước nhỏ hơn khoảng cách hai má lốp phía sau.
Độ chụm âm: Khi khoảng cách giữa hai má lốp phía trước lớn hơn so với khoảng cách hai má lốp phía sau.
Độ chụm bằng 0: Khi hiệu số trên bằng 0 tức là hai bánh song song với nhau.
Góc Camber: Đây là góc của bánh xe được tạo bởi 2 đường thẳng đi qua tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường. Theo tiêu chuẩn, góc này phải bằng 0, tức là bánh xe phải được đặt thẳng đứng.
Góc Camber dương (+) bánh xe nghiêng ra, làm mòn bên ngoài lốp
Góc Camber âm (-) bánh xe nghiêng vào trong, làm mòn bên trong lốp
Góc Camber không: bánh xe thẳng đứng. Có tác dụng: bảo đảm độ mòn đều ở cả 2 bên mặt lốp, trợ giúp đánh lái bằng cách dồn trọng lực lên mặt trong của bánh.
Góc Caster: Tiêu chí này được tính là góc được tạo bởi đường thẳng qua tâm trục xoay đứng với đường thẳng vuông góc với mặt đường khi nhìn ngang. Đây là góc đo để đánh giá mức độ ổn định chuyển động thẳng của xe và khả năng trả lái sau khi chuyển hướng.
Kiểm tra hệ thống van
Van lốp là vị trí liên kết giúp bơm xe khi cần thiết. Van lốp không tốt là một trong những nguyên nhân khiến cho áp suất lốp không ổn định, gây rò rỉ áp suất, xe dễ gặp phải sự cố. Do vậy, để đảm bảo an toàn, chủ xe nên kiểm tra thường xuyên và thay thế ngay khi van có dấu hiệu nứt, gãy, cong vẹo.
Vá lốp đúng cách
Trong quá trình di chuyển lốp xe bị thủng là điều không thể tránh khỏi. Quý khách nên mang xe đến những địa chỉ uy tín để xe được chăm sóc và khắc phục đúng cách.
Quy tắc bảo vệ lốp xe khi di chuyển
Hạn chế tăng tốc đột ngột
Có 3 yếu tố chính làm ảnh hưởng đến lực làm bánh xe quay, cũng như đến độ mòn của lốp xe là trọng lượng, vận tốc xe và độ ma sát lăn. Trong đó, trọng lượng và độ ma sát lăn là yếu tố gần như không thể thay đổi. Vậy nếu bạn muốn lốp xe có tuổi thọ lâu hơn thì yếu tố mà bạn cần chú ý là vận tốc xe.
Vận tốc ở đây gồm gia tốc trong lúc tăng tốc và tốc độ trung bình trên đường. Khi tăng tốc từ vị trí đứng im, nếu xe tăng tốc với gia tốc vừa phải thì quá trình thắng (phanh) ma sát để lăn bánh sẽ diễn ra lâu hơn, mức độ mài mòn sẽ ít hơn do lực chuyển động dễ dàng chuyển hết xuống mặt đường. Nhưng nếu đạp ga thật mạnh thì hiện tượng trượt bánh tại chỗ sẽ diễn ra, lốp sẽ ma sát với mặt đường và sẽ bị mòn rất nhiều.
Ngoài ra, lốp xe hoạt động nhiều ở tốc độ càng cao thì sẽ dễ mòn nhiều hơn ở vận tốc thấp. Bạn có thể sử dụng những chiếc thẻ đo chiều sâu gai lốp để xác định được lốp mình đi đang trong tình trạng như thế nào.
Hạn chế phanh gấp
Khi lốp xe đang ở vận tốc cao cần có một lực lớn để chuyển từ trạng thái lăn sang trạng thái trượt và cuối cùng là về trạng thái nghỉ. Dù cho được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS đi nữa thì trong một số trường hợp các lốp xe vẫn bị trượt, nhất là khi mặt đường trơn trượt hay vào cua. Khi đó, bề mặt tiếp xúc khi xe phanh gấp sẽ bị mài mòn nhiều hơn các chỗ khác. Hiện tượng này làm cho bề mặt lốp xe không mòn đều nhau, làm cho quá trình hoạt động của lốp không còn ổn định, và làm giảm thời hạn sử dụng lốp xe ô tô.
Leo vỉa hè đúng cách
Khi leo lề lốp xe của bạn sẽ phải chịu một áp lực rất lớn do phải chịu toàn bộ lực ép của cả xe. Lực ép này bao gồm một phần trọng lượng và lực truyền động dồn lên bánh xe đó. Với một lực ép lớn như vậy, nếu góc tiếp xúc không tạo một độ dốc để xe vượt qua thì lốp xe đầu tiên này sẽ dễ dàng bị nứt do chịu áp suất quá lớn. Không có loại lốp xe ô tô nào tốt để tải được tình huống này thường xuyên. Do vậy, bạn nên leo lên những vỉa hè có độ dốc tương đối, hạn chế tối đa những vỉa hè vuông góc với mặt đường.
Tránh các ổ gà
Ổ gà hay đường xấu có thể khiến bạn phải ghé thăm các tiệm sửa xe để vá lốp. Lốp xe khi tiếp xúc với bề mặt này sẽ rất dễ hư hại, đặc biệt là khi bạn đang phanh xe. Nếu liên tục phải chạy trên những bề mặt này, hoặc đi trên các địa hình đồi núi, bạn nên gặp các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên để tư vấn về việc thay lốp chuyên dụng.
Khi có bất kỳ bất thường, trục trặc hay cần tư vấn gì Quý khách hãy mang xe đến Honda Ô tô Long An ngay để được kiểm tra và chăm sóc chu đáo.
Honda Ôtô Long An ⭐️ Một Thương Hiệu – Trọn Niềm Tin hân hạnh được phục vụ quý khách.
- 86 tuyến tránh Quốc lộ 1, phường 6, TP Tân An, Long An
- Hotline dịch vụ: 0886 896060
- Hotline kinh doanh: 0886 806060
- Website: www.hondaotolongan.com.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/hondaotolongan.com.vn
- Zalo: zalo.me/378918712556466758